Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang, đến 7h ngày 8-9, toàn tỉnh có 5 người bị thương do mái nhà, cây đổ vào người và 1 người mất tích ở huyện Lục Ngạn. Hàng nghìn ha lúa và hoa màu gãy đổ, hàng trăm cây xanh bật gốc, nhiều nơi mất điện.
Sơn Động, Lục Ngạn là hai huyện thiệt hại nhiều nhất với hàng trăm nhà tốc mái, phải di dời khẩn cấp. Ước tính thiệt hại sơ bộ toàn tỉnh khoảng 130 tỉ đồng. Mực nước sông suối tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam tiếp tục dâng, chia cắt và cô lập giao thông nhiều nơi. Hai ngành điện lực và viễn thông đang khắc phục sự cố.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-9, một lãnh đạo UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - cho biết đến 8h, đường dây 220kV Quảng Ninh - Đông Rì (Bắc Giang) đang được khắc phục, nhiều hộ dân vẫn mất điện. Trung tâm thị trấn An Châu và vùng phụ cận mất sóng Vinaphone, việc liên lạc khó khăn.
Điện lực Sơn Động đang triển khai các nhóm kiểm tra đường dây sau bão và khắc phục sự cố. Khó khăn nhất là nhiều cột trung thế, hạ thế bị đổ, nghiêng, sạt lở.
Hình ảnh ghi nhận sáng 8-9 tại TP Bắc Giang, cây cối, cột điện ngã đổ ở một số tuyến đường. Nhiều người dân chưa ra khỏi nhà do lo sợ vẫn còn cây, tôn rơi vào người - Ảnh: VĂN THẮNG
Trong tối 7-9 và sáng 8-9, các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ và chính quyền các địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển đến nơi an toàn, tránh nguy cơ do nước sông, suối dâng cao.
Chị Thân Mai, trú Biển Động, Lục Ngạn, Bắc Giang cho hay những trận mưa lớn liên tục kèm gió khiến khu vực chị ở ngập lớn, đến khoảng 8h sáng nay nước vẫn chưa rút. Theo chị Mai, gia đình mất điện từ tối thứ 6 đến nay vẫn chưa có điện.
Lực lượng chức năng tại tỉnh Bắc Giang thức xuyên đêm di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Đến sáng, cảnh sát giao thông tham gia dọn dẹp cây cối gãy đổ trên các tuyến đường - Ảnh: CÔNG AN SƠN ĐỘNG
Do được cảnh báo từ trước, gia đình di chuyển đồ đạc lên nơi cao, khô ráo song sinh hoạt, đi lại của gia đình bị đảo lộn.
Còn tại TP Bắc Giang, nhiều tuyến đường ghi nhận cây xanh gãy, đổ, mái tôn nhà dân hư hỏng, nhiều gia đình vẫn ở trong nhà chưa ra ngoài vì nguy cơ cây đổ. Anh Lại Văn Thắng, 27 tuổi, trú TP Bắc Giang, cho hay bản thân chưa thấy cơn bão nào to như vậy. Sáng nay khi ra khỏi nhà, anh thấy nhiều cây, cột điện đổ, song trời ngớt mưa nên vẫn đi làm được.
Tại Bắc Ninh, Tuổi Trẻ Online ghi nhận sáng 8-9 tại khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, các tuyến đường tan tác sau khi bão chạy qua, cây cối gãy đổ rạp xuống các tuyến đường trong khu công nghiệp, một số đường bị cây đổ bít lối đi.
Một số công ty trong khu công nghiệp bị tốc một phần mái tôn, cửa kính. Đến khoảng 7h30 sáng, trời ngớt mưa các lựng lượng chức năng, nhân viên bắt đầu dọn dẹp hậu quả do bão gây ra. Nhiều tuyến đường tại Bắc Ninh cũng chung tình trạng cây cổ rạp khi bão chạy qua. Từ sáng sớm người dân bắt đầu dọn cây gãy đổ trước nhà khi mưa ngớt.
Tại các công trình công cộng có cây bị gãy đổ, lực lượng chức năng đang tiến hành dọn dẹp, khắc phục sau bão.
Theo báo cáo sơ bộ của tỉnh Hải Dương, đến sáng 8-9, bão số 3 đã gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, công trình giao thông, hệ thống công trình điện, viễn thông.
Cụ thể, toàn tỉnh có khoảng 10.000 ha lúa bị đổ, khoảng 1.200 ha cây rau màu bị dập nát, hơn 600 ha cây ăn quả bị gãy, đổ.
Nhiều mái nhà tôn, cửa kính bị sập, tốc, hư hỏng; nhiều biển quảng cáo, cây bóng mát bị đổ, gãy, gây ách tắc nhiều tuyến đường giao thông.
Toàn tỉnh Hải Dương có 26 cột điện bị gãy, đổ, gây mất điện diện rộng. Do đứt cáp quang, 5 trạm BTS bị đổ nên hệ thống viễn thông bị gián đoạn, gây mất liên lạc.
Theo báo cáo nhanh của công ty Điện lực Hải Dương đến sáng sớm 8-9 đã khôi phục 19/23 trạm 110 kV gặp sự cố.
Tuy nhiên về lưới điện trung, hạ áp thống kê sơ bộ trên 800 cột gặp sự cố, rất nhiều đoạn tuyến dây bị đứt; mới cấp điện được khoảng 20.000 khách hàng, 649.000 khách hàng đang bị ảnh hưởng, chờ khắc phục.
Ngành điện Hải Dương cho biết trong ngày 8-9, sẽ khẩn trương khắc phục sự cố để cấp điện cho các hệ thống chính, nhất là cấp điện cho các trạm bơm. Việc khắc phục để cấp điện sinh hoạt cho người dân sẽ đạt khoảng 70%.
Lực lượng Công an, dân quân tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa bão. Ghi nhận tại đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) sáng 8-9 - Ảnh: DANH KHANG
Lực lượng chức năng tiến hành dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ ở Hà Đông, Hoài Đức - Ảnh: THÀNH CHUNG
Lực lượng chức năng tiến hành dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ ở Hà Đông, Hoài Đức - Ảnh: THÀNH CHUNG
Lực lượng chức năng tiến hành dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ ở Hà Đông, Hoài Đức - Ảnh: THÀNH CHUNG
Lực lượng Công an, dân quân tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa bão. Ghi nhận tại đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) sáng 8-9 - Ảnh: DANH KHANG
Lực lượng Công an, dân quân tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa bão. Ghi nhận tại đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) sáng 8-9 - Ảnh: DANH KHANG
Người dân dọn sình lầy tràn xuống đường Lý Thái Tổ (Đồ Sơn) - Ảnh: DANH TRỌNG
Công nhân vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau bão trên đường Mê Linh, TP Hải Phòng - Ảnh: NAM TRẦN
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh đã huy động đoàn viên thanh niên ứng trực, tham gia hỗ trợ công an tại cơ sở và các đơn vị chức năng cắt bỏ, di chuyển các cây bị gãy, đổ, đảm bảo an toàn giao thông, phòng ngừa các rủi ro về chập cháy điện.
Theo thông tin từ Quân chủng Hải quân, lúc 5h25 ngày 8-9, đơn vị nhận được thông tin có người mặc kẹt tại hòn Đầm Dơi (Quảng Ninh), Quân chủng Hải quân đã chỉ đạo Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) điều động xuồng 1606 cơ động lại khu vực và cứu được 11 người, đưa lên tàu 984.
Dự kiến 8h ngày cùng ngày bàn giao 11 người bị nạn cho tàu 285 chở về bờ và bàn giao cho địa phương theo quy định.
Sau đó tàu 984 vẫn tiếp tục tìm kiếm 4 ngư dân ở khu vực đảo Ti Tốp.
Các ngư dân và người dân được lực lượng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh cứu hộ cứu nạn cứu đưa về bờ sáng 8-9 - Ảnh: C.TUỆ
Lúc 7h45 ngày 8-9, trong quá trình cơ động đi tiếp nhận 11 người dân từ hòn Đầm Dơi do Tàu 984 bàn giao, tàu 285 phát hiện và cứu được 6 người gồm 2 người trên xuồng nuôi ngọc trai ở vực vụng Tùng Sâu (sức khoẻ 2 người bình thường) và 4 người của xà lan số hiệu HY 0496 bị chìm ở khu vực đảo Ti Tốp (hiện 2 người sức khoẻ bình thường, 2 người bị thương).
Hiện tàu 285 thuộc Lữ đoàn 170 đang cơ động về bờ để bàn giao cho địa phương theo quy định.
Trước đó vào lúc 10h45 ngày 7-9 tại quân cảng Vạn Hoa, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Trong thời điểm cơn Bão số 3 Yagi đang đổ bộ trực tiếp vào khu vực đóng quân của đơn vị. Lữ đoàn 169, Vùng 1, Quân chủng Hải quân đã phát hiện 2 tàu cá (1 tàu vỏ sắt không rõ số hiệu, 01 tàu vỏ gỗ mang số hiệu HP-902.92TS) và 1 xuồng bị sóng, gió đánh trôi dạt vào cảng Vạn Hoa.
Ngay lập tức, Sở chỉ huy Lữ đoàn đã cử lực lượng hỗ trợ tàu bị nạn, do điều kiện sóng to, gió lớn tàu cá vỏ sắt và xuồng bị sóng đánh chìm, tàu vỏ gỗ số hiệu HP-902.92T3 bị đánh trôi dạt và mắc cạn tại khu vực kè đá trước nhà Chỉ huy Lữ đoàn.
Trong lúc gió giật cấp 14-15, tính mạng của ngư dân trên tàu đang cực kỳ nguy hiểm, Sở chỉ huy Lữ đoàn đã chỉ đạo sử dụng xe ô tô có trọng tải lớn nhanh chóng tiếp cận và hỗ trợ ngư dân trên tàu.
Chỉ sau 15 phút, bằng tinh thần dũng cảm, sự khéo léo, linh hoạt, tổ cơ động của Lữ đoàn đã đưa được 3 ngư dân ở Quảng Ninh và Thanh Hoá vào bờ an toàn.
Lữ đoàn đã tổ chức khám sức khỏe, cung cấp lương thực, áo ấm và đưa 3 ngư dân trở về gia đình.
Lữ đoàn 169 (Vùng 1 Hải Quân) cứu 3 ngư dân trên 2 tàu bị sóng đánh trôi dạt vào bờ kè- Ảnh: Quân chủng Hải quân cung cấp