Các Nước Trồng Cà Phê Trên Thế Giới

Các Nước Trồng Cà Phê Trên Thế Giới

Brazil xứng đáng là cái tên được nhắc đến đầu tiên vì có sản lượng cà phê hàng đầu thế giới. Brazil cũng nhà sản xuất hạt cà phê cao cấp nhất trong suốt hơn 150 năm qua. Tổng diện tích đồn điền cà phê của đất nước này khoảng 27.000 km vuông, tập trung ở các vùng Minas Gerais, Sao Paulo và Parana – nơi có khí hậu lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

Brazil xứng đáng là cái tên được nhắc đến đầu tiên vì có sản lượng cà phê hàng đầu thế giới. Brazil cũng nhà sản xuất hạt cà phê cao cấp nhất trong suốt hơn 150 năm qua. Tổng diện tích đồn điền cà phê của đất nước này khoảng 27.000 km vuông, tập trung ở các vùng Minas Gerais, Sao Paulo và Parana – nơi có khí hậu lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

GIÁ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TĂNG CAO KỶ LỤC

Thời gian qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Algieria, Hà Lan, Mexico đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, tháng 7/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục từ trước tới nay, với 2.828 USD/tấn, tăng 5,4% so với tháng 6/2023 và tăng 23,4% so với tháng 7/2022. Tính chung 7 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt mức 2.418 USD/tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nửa đầu tháng 8/2023, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới giảm nhẹ. Nguyên nhân do Brazil đang thu hoạch rộ cà phê nên tăng lượng xuất khẩu, đã bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung cà phê Robusta từ Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà phân tích thị trường quốc tế nhận định xu hướng giảm của giá cà phê chỉ là yếu tố ngắn hạn. Về dài hạn, giá cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu tiếp tục gia tăng ở các thị trường trên thế giới. Bên cạnh đó, mức giá cạnh tranh của cà phê Robusta với cà phê Arabica cũng là lý do sản phẩm này được lựa chọn nhiều hơn.

Với nhận định trên, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 dự báo sẽ đạt khoảng 1,718 triệu tấn, với kim ngạch 4,2 tỷ USD. Theo các chuyên gia, kỳ vọng này xuất phát từ nhiều căn cứ. Trong đó, diện tích gieo trồng cà phê liên tục tăng trong thời gian qua, năm 2022 tăng 42,9% so với 2005. Sản lượng cà phê năm 2022 đạt 1,897 triệu tấn, tăng 7,5% so với 2020 và tăng 2,8% so với 2021.

"Đề án xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn quốc tế đang được triển khai trên diện tích 19.700ha tại 4 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum và Đắk Nông. Trong vùng dự án này có khoảng 64 HTX được hưởng thụ với 5.230 hộ dân sản xuất cà phê".

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Lượng cà phê xuất khẩu tăng mạnh, nếu năm 2000 đạt 734.000 tấn, thì đến năm 2010 đã đạt 1,218 triệu tấn, năm 2015 đạt 1,341 triệu tấn, năm 2020 đạt 1,565 triệu tấn và năm 2022 đạt 1,778 triệu tấn. Đặc biệt, năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam, với lượng xuất khẩu 1,78 triệu tấn và kim ngạch đạt kỷ lục 4,06 tỷ USD.

Nhằm nâng cao chất lượng và giá cà phê xuất khẩu, nâng tầm sản phẩm cà phê Việt trên thị trường thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương vùng Tây Nguyên đang thực hiện đề án xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn thế giới.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, cho biết hiện Việt Nam cũng là điểm đến của nhiều tập đoàn lớn đến sản xuất cà phê. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định cần phải xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn ở các vùng trọng điểm, nhằm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.

XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU CÀ PHÊ ĐẠT CHUẨN

“Vấn đề quan trọng nhất cần phải tập trung tổ chức lại sản xuất ở các vùng miền để nâng cao chất lượng, giá trị và thương hiệu cho cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của đề án là xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn của quốc tế và đặc biệt hướng đến cà phê giảm phát thải. Nội dung này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các địa phương xây dựng các tổ khuyến nông cộng đồng để hỗ trợ cho người dân sản xuất cà phê đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Những năm qua, ngành hàng cà phê được hưởng lợi rất lớn từ dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” (VnSAT), thực hiện từ năm 2015 – 2021, đã được quốc tế công nhận và vinh danh là dự án tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á.

Kết quả đến nay, dự án VnSAT đã đào tạo quy trình tái canh cà phê bền vững cho hơn 30.000 hộ dân với diện tích gần 30.000ha; có 25.000 hộ tiến hành tái canh với diện tích hơn 22.000ha. Trong số đó, gần 12.000ha có vay vốn tái canh từ chương trình tín dụng của dự án với tổng vốn vay hơn 2.000 tỷ đồng.

Những hỗ trợ của dự án về trang thiết bị và hạ tầng đã được các tổ chức nông dân đưa vào hoạt động có hiệu quả.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, cho biết thực hiện Đề án phát triển cà phê bền vững, đến nay đã có gần 46.000ha cà phê ở Đắk Lắk được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận của Việt Nam và quốc tế. Tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất cà phê bền vững cho 17.508 hộ nông dân, đang quản lý diện tích 19.773ha cà phê. Toàn tỉnh có 54 tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế, với diện tích hơn 6.000ha.

Là địa phương trồng cà phê lớn của cả nước với diện tích trên 98 ngàn ha, ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, cho biết hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 46.000 ha sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn: VietGAP, 4C, Organic, Rain Forest...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 35-2023 phát hành ngày 28-08-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Cà phê là một trong những sản phẩm tự nhiên được buôn bán với giá trị cao nhất thế giới, chỉ đứng sau dầu thô, và nó được sản xuất cũng như tiêu thụ toàn thế giới. Những hạt cà phê quý giá được tin rằng bắt nguồn từ vùng hoang dã Đông Phi, nhưng rồi những cuộc thám hiểm toàn cầu đưa cà phê đến nhiều nền văn hóa. Ngày nay, cà phê được trồng ở hơn bảy mươi quốc gia ở vùng được tạm gọi là “Vành đai hạt cà phê” (The bean belt).

Vành Đai Cà Phê Thế Giới Theo Quốc Gia

Một vùng trồng cà phê rộng lớn gọi là “vành đai hạt cà phê” (the bean belt) nằm gần như toàn bộ xung quanh vùng xích đạo ẩm giữa hai chí tuyến, bao gồm những vùng có khí hậu ổn định quanh năm ở mức 68°F (20°C), đất đai màu mỡ, mưa và nắng vừa phải. Rất nhiều quốc gia, nền kinh tế, và khoảng hai mươi lăm triệu người đang phụ thuộc vào trồng trọt và xuất khẩu cà phê.

Mười nước đứng đầu thế giới trong sản xuất cà phê, theo Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới (International Coffee Organization – ICO) bao gồm Brazil, Vietnam, Colombia, Indonesia, Ethiopia, India, Mexico, Guatemala, Peru, và Honduras. Brazil cung cấp khoảng một phần ba sản lượng cà phê thế giới. Vài nhà am hiểu cà phê nhận định rằng người trồng cà phê Brazil chuộng số lượng hơn chất lượng, tuy nhiên sự hiểu nhầm này có thể liên quan đến quota từng được áp lên sản lượng cà phê bởi viện cà phê địa phương.

Được tung ra vào những năm đầu thập kỷ 60s, là một phần của Hiệp Ước Cà Phê Quốc Tế (International Coffee Agreement), hệ thống quota được đặt ra để kiểm soát giá và bình ổn thị trường. Nhiều nguồn tin khác nhau bình luận rằng hạt cà phê chất lượng cao đã được trộn trước khi xuất khẩu để đạt được quota khối lượng, dẫn đến sản phẩm đầu cuối có chất lượng thấp, bởi vì các loại hạt cà phê khác nhau không thể được rang đều cùng nhau. Sau khi chính sách quota chấm dứt vào cuối thập kỷ 80s, người tiêu dùng càng ngày càng có thể mua cà phê từ một nguồn. Và bây giờ có thể thấy rất rõ chất lượng, các chủng loại đa dạng và độ phức tạp của cà phê Brazil. Bởi vì hầu hết các nông trại cà phê ở mức nhỏ (70% nhỏ hơn 25 acres / 10 hectares), sự phong phú và chủng loại của sản phẩm rất cao.

Với tất cả những nước sản xuất cà phê, cũng như những vùng trồng riêng ở mỗi nước, loại cà phê để lựa chọn nhiều vô kể, khiến cho công tác chọn ra loại phù hợp là cực kì khó khăn, dù bạn mua cà phê cho quán hay cho chuỗi hay mua cho bản thân. Cách duy nhất để một người yêu cà phê lựa chọn là nếm thử, xác định gu cà phê của bản thân, và luôn luôn là người tiêu dùng thông minh.

Vành Đai Hạt Cà Phê Thế Giới_Theo Loại Hạt

Hạt cà phê của nhiều vùng và thổ nhưỡng vẫn có thể cho ra hương vị gần giống nhau nếu được xử lý với cùng một phương pháp, do đó vị cà phê không chỉ được quyết định bởi vùng trồng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vị cà phê ở mỗi bước xử lý, từ điều kiện khí hậu trước khi thu hoạch cho đến cách chiết lấy thứ nước đen thơm lừng này vào ly. Đây là lý do vì sao mà “phòng thí nghiệm” Starbucks ở Amsterdam luôn thử nghiệm những phương pháp mới, kiến tạo và định hình xu hướng cà phê khắp châu lục. Những người thu mua nếm hạt cà phê từ từng nơi trồng mỗi năm, và chọn đặt hàng những hạt cà phê tốt nhất hiện có – có thể năm nay loại Ethiopian Yirgacheffe có chất lượng tuyệt hảo, thì năm sau loại Sumatran Batak lại được giới phê bình đánh giá rất cao.

Thợ pha chế cà phê địa phương rất sành sõi trong việc thử cà phê và có nhiều cơ hội để liên tục khám khá. Đây chính là vẻ đẹp của cà phê – có hàng ngàn hàng vạn cách kết hợp hạt, rang, xay, và pha chế để người yêu cà phê có thể dùng cả cuộc đời thưởng thức cà phê mỗi ngày một vị khác nhau.